banner vien nuce 1
banner vien nuce 3

Công trình dân dụng là gì? Phân cấp công trình dân dụng mới nhất 2024

 Hỏi: Công trình dân dụng là gì? Công trình dân dụng có những loại công trình nào? Phân cấp công trình dân dụng như thế nào? là những câu hỏi mà nhiều bạn đang thắc mắc gửi đến Viện đào tạo Nuce giải thích. Nếu bạn cũng đang vướng mắc những câu hỏi trên hãy cùng Viện đào tạo Nuce theo dõi bài viết dưới đây nhé!

cong-trinh-dan-dung-la-gi-phan-loai-phan-cap-cong-trinh-dan-dung
Công trình dân dụng là gì? Cách phân loại, phân cấp công trình Dân dụng

Trả lời:

1. CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG LÀ GÌ?

Công trình dân dụng là: Công trình kết cấu dạng nhà hoặc dạng kết cấu khác (có thể là một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình) phục vụ cho các hoạt động, nhu cầu của con người như ở; học tập, giảng dạy; làm việc; kinh doanh; tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao; tập trung đông người; ăn uống, vui chơi, giải trí, thăm quan; xem hoặc thưởng thức các loại hình nghệ thuật, biểu diễn, thi đấu thể thao; trao đổi, tiếp nhận thông tin, bưu phẩm; khám bệnh, chữa bệnh; tôn giáo, tín ngưỡng; và các công trình cung cấp các dịch vụ, nhu cầu khác của con người.

2. CÓ NHỮNG LOẠI CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG NÀO?

Theo như Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD thì hiện nay có tất cả 3 loại công trình dân dụng như sau:

I. Công trình nhà ở: Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác; nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác.

II. Công trình công cộng:

a. Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu:

  • Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác;
  • Trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địa chấn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác.
b. Công trình y tế:

Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh trong các cơ sở sau: 

  • Bệnh viện, phòng khám (đa khoa hoặc chuyên khoa); 
  • Trạm y tế; 
  • Nhà hộ sinh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, dưỡng lão; 
  • Cơ sở phòng chống dịch bệnh; 
  • Cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm chuyên ngành y tế; 
  • Các cơ sở y tế khác.

c. Công trình thể thao:

Sân vận động; 

nhà thi đấu; 

sân tập luyện, thi đấu các môn thể thao như: gôn, bóng đá, tennis, bóng chuyền, bóng rổ và các môn thể thao khác; 

bể bơi

d. Công trình văn hóa:

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; công trình có tính biểu trưng, nghệ thuật (tượng đài ngoài trời, cổng chào,...), công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa khác.

e. Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:

Công trình tôn giáo: 

  • Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường;
  • Trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; 
  • Tượng đài, bia, tháp và các công trình tôn giáo khác;

Công trình tín ngưỡng: 

  • Đình, đền, am, miếu, từ đường (nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác.

f. Công trình thương mại: 

  • Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng; 
  • Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các công trình thương mại khác.

g. Công trình dịch vụ:

  • Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ;
  • Cơ sở nghỉ dưỡng; 
  • Biệt thự lưu trú, căn hộ lưu trú và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;
  • Biển quảng cáo đứng độc lập; 
  • Bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác.

h. Công trình trụ sở, văn phòng làm việc:

  • Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
  • Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác;
  • Các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu trú.

i. Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác.

Ví dụ: Tòa nhà bố trí công năng theo tầng cao để sử dụng làm chung cư, khách sạn và văn phòng thì thuộc loại công trình hỗn hợp.

- Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh.

III. Cổng, tường rào, nhà bảo vệ và kết cấu nhỏ lẻ khác phục vụ cho mục đích dân dụng.

Theo đó, hiện nay có 3 loại công trình dân dụng là công trình nhà ở, công trình công cộng và cổng, tường rào, nhà bảo vệ và kết cấu nhỏ lẻ khác phục vụ cho mục đích dân dụng.

3. PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

Công trình dân dụng được phân cấp dựa vào bảng 1.1 Thông tư 06/2021/TT-BXD cụ thể như sau:

Mọi thắc mắc về Công trình dân dụng là gì? Phân cấp công trình dân dụng quý học viên, công ty có thể liên hệ: 0985 40 8822 để được hỗ trợ 24/7

VIỆN ĐÀO TẠO NUCE™ - Đơn vị chuyên đào tạo và cấp Chứng chỉ xây dựng Online số 1 tại Hà Nội, TP HCM và trên toàn quốc.

 VPGD: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - TP. Hà Nội

 Phone: 0985.40.8822

 Email: ccxd.edu.vn@gmail.com